Ngày 04/08/2022, Trường Tiểu học Cát Bi đã triển khai tập huấn bồi dưỡng Giáo viên sử dụng SGK lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm, bộ sách Cánh Diều năm học 2022-2023. Đến với buổi tập huấn có các đồng chí trong Ban giám hiệu và 100% các đ/c giáo viên toàn trường.
Tại buổi tập huấn, cô giáo Vũ Thị Thành – giáo viên khối 3 đã trình bày, chia sẻ nội dung cơ bản của môn Hoạt động trải nghiệm, những điểm mới của cuốn sách so với SGK hiện hành. Qua đó, giáo viên chúng tôi nắm được một số nội dung sau:
1. Quan điểm biên soạn bộ sách:
- Bám sát yêu cầu cần đạt của CT HĐTN 3.
- Cấu trúc theo chủ đề nhằm định hướng hoạt động giáo dục cho học sinh trong trường tiểu học.
- Kế thừa SGK Hoạt động trải nghiệm 1 và 2.
- Tận dụng cơ hội để học sinh được thực hành, trải nghiệm thực tiễn.
- Tạo độ mở để triển khai linh hoạt trong thực tiễn.
2. Điểm mới của bộ sách Cánh Diều môn Hoạt động trải nghiệm 3:
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3 có đặc trưng khác so với SGK các môn học. SGK Hoạt động trải nghiệm 3 được biên soạn hướng đến tổ chức các hoạt động để HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, kinh nghiệm đã có của bản thân.
- Thể hiện được quan điểm tích hợp nhằm giáo dục phẩm chất, năng lực cho HS.
3. Cấu trúc cuốn sách :
Sách gồm 9 chủ đề: Trường học mến yêu, Khám phá bản thân, Em yêu lao động, Những người sống quanh em, Nghề em yêu thích, Em yêu quê hương, Gia đình yêu thương, Em và những người bạn, An toàn trong cuộc sống.
4. Thời lượng chương trình: Tổng số tiết: 105 tiết. 03 tiết/tuần:
5. Cấu trúc bài học
Mỗi tuần đều gồm 3 hoạt động trải nghiệm chính là: Sinh hoạt dưới cờ, Giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp. Trong đó:
Hoạt động Sinh hoạt dưới cờ mở ra cơ hội để học sinh được tham gia vào hoạt động tập thể, trong phạm vi toàn trường. Tiết Sinh hoạt dưới cờ được tổ chức gắn với 2 phần nội dung chính: Phần nghi lễ(Bao gồm chào cờ, hát Quốc ca, tổng kết hoạt động trong tuần qua) và phần triển khai các hoạt đông trải nghiệm gắn với chủ đề của tuần.
Tiết sinh hoạt dưới cờ có thể tổ chức theo tiến trình chung như sau:
+ Bước 1: Ổn đinh tổ chức
+ Bước 2: Thực hiện nghi lễ chào cở
+ Bước 3: Nhận xét kết quả thi đua tuần vừa qua, phát động thi đua tuần tới
+ Bước 4: Tổ chức sinh hoạt dưới cờ theo tuần
Hoạt động Giáo dục theo chủ đề chính là trung tâm của Hoạt động trải nghiệm, hướng tới đáp ứng trực tiếp những yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm. Hoat động giáo dục theo chủ đề được tổ chức với các phương thức đa dạng phong phú:
- Phương thức khám phá: Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc.Khi tổ chức hoạt động này, GV cần lưu ý:
+ Chia lớp thành nhóm nhỏ
+ Hướng dẫn và phận chia nhiệm vụ tham quan cụ thể
+ Cân đối việc phân chia thời gian hoạt động hợp lý.
- Phương thức thể nghiệm, tương tác: Là cách thức tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu và thể hiện ý tưởng của mình như đóng vai, trò chơi, chia sẻ và thảo luận,…Quy trình có thể đi từ: cá nhân – cặp đôi- nhóm lớp- toàn lớp.
- Phương thức cống hiến: Là cách thức tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động thiện nguyện, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác.
- Phương thức nghiên cứu: Phương thức này thể hiện trong một số hoat động như: làm bông hoa, làm món quà tặng người thân,….
Hoạt động Sinh hoạt lớp được thiết kế như những hoạt động để học sinh chia sẻ, trình diễn, giới thiệu những thành quả trải nghiệm sau một tuần trải nghiệm. Sinh hoạt lớp được tổ chức nhẹ nhàng, vui vẻ và mở ra cơ hội để học sinh được nói, được chia sẻ, được giao tiếp nhiều hơn nhằm phát triển năng lực giao tiếp, tương tác. Hoạt động tiếp nối là hoạt động có tính chất mở rộng của các hoạt động trải nghiệm trên lớp học, đặc biệt là mở rộng về không gian trải nghiệm, thời gian trải nghiệm ngoài giờ lên lớp. Chính hoạt động tiếp nối này mở ra cơ hội nhiều hơn để học sinh được trải nghiệm trong thực tế và phát triển năng lực đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục.
Nội dung sinh hoạt lớp có thể tổ chức gồm 2 phần:
- Phần 1: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch học tập, rèn luyện của HS trong lớp, những ưu điểm để phát huy, những hạn chế để khắc phục; phương hướng, nhiệm vụ và những việc cần triển khai, thực hiện của lớp cần làm trong tuần tiếp theo.
- Phần 2: Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề. Nội dung sinh hoạt theo chủ đề của tiết sinh hoạt lớp gắn với nội dung sinh hoạt dưới cờ và hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tuần.
Sau đây là một số hình ảnh:
Trong buổi tập huấn, đồng chí Vũ Thị Thành còn lên tiết dạy minh hoạ môn Hoạt động trải nghiệm tiết giáo dục theo chủ đề (Tiết 2 trong tuần) bài “Quan tâm chăm sóc người thân”. Ngoài các phương pháp dạy học truyền thống, đồng chí còn sử dụng 2 phương thức chủ yếu trong hoạt động dạy của là phương thức khám phá, phương thức thể nghiệm tương tác. Với các phương thức dạy học như , đồng chí đã tổ chức các hoạt động học tập để học sinh trải nghiệm thực tế và bằng kinh nghiệm thực tế để học sinh tự hình thành cá phẩm chất năng lực.
Buổi tập huấn diễn ra thành công rực rỡ, mang lại cho giáo viên chúng tôi những kiến thức bổ ích, những phương pháp dạy học sáng tạo, những hình thức phong phú, linh hoạt góp phần phát triển năng lực cho HS.