Môn Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện học sinh. Việc vận dụng phương pháp Đan Mạch vào chương trình dạy học Mĩ thuật mới như được giải phóng khỏi khuôn mẫu. Học sinh được tự do, thoải mái sáng tạo theo phương châm học mà chơi, chơi mà học mà không sợ mình không biết vẽ, vẽ không đẹp. Dạy học Mĩ thuật vận dụng phương pháp Đan Mạch giúp các em học sinh hình thành và phát huy được các năng lực học tập. Giáo viên sẽ cho các em được làm việc với những chủ đề liên quan đến những kinh nghiệm đã có của bản thân. Thông qua các hoạt động tập thể, các em vẽ tranh cùng nhau, vẽ chân dung, tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo dáng, xây dựng cốt truyện… Vận dụng ngôn ngữ mỹ thuật để biểu đạt lại sự trải nghiệm và thái độ của bản thân. Thông qua các hoạt động, các em sẽ được trình bày về tác phẩm của mình. Các em học sinh sẽ được tham gia giao tiếp, thảo luận và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết học Mĩ thuật.
Nắm được ý nghĩa và mục tiêu trong việc dạy học Mĩ thuật, đặc biệt là vận dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, tổ NK-TC đã triển khai chuyên đề : DẠY HỌC MĨ THUẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC “THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH”. Tiết dạy minh họa do cô giáo Lê Thuý Nga cùng các em học sinh lớp 1A4 thể hiện với bài “Giờ ra chơi”
Tham dự chuyên đề có các đồng chí trong BGH cùng các đ/c giáo viên khối 1, 4. Tiết học đã thể hiện rất thành công mục tiêu của chuyên đề thông qua các hình thức dạy học đa dạng, sáng tạo, kết hợp nhiều hình thức tổ chức theo hướng phát huy năng lực học sinh. Giáo viên đã ứng dụng CNTT triệt để, tăng hiệu quả giờ học và tạo hứng thú cho học sinh.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi chuyên đề:
Các đ/c giáo viên đã trao đổi góp ý, rút kinh nghiệm cho chuyên đề. Tiết dạy đã minh họa tốt nội dung chuyên đề, đảm bảo đúng chuẩn nội dung, kiến thức kĩ năng. Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao, tạo hứng thú, tích cực cho học sinh. Giáo viên kịp thời đánh giá HS theo TT27. Không khí lớp học nhẹ nhàng, vui vẻ đã giúp học sinh mạnh dạn trao đổi, tương tác tốt với cô và các bạn thông qua các hoạt động học tập bổ ích, thú vị.