Ngày 04/08/2022, Trường Tiểu học Cát Bi đã triển khai tập huấn bồi dưỡng Giáo viên sử dụng SGK lớp 3 môn Âm Nhạc, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2022-2023. Đây là môn học được lựa chọn kĩ lưỡng, phù hợp và chuẩn mực với tình hình thực tế học sinh của trường. Đến tham dự buổi tập huấn có các đồng chí trong Ban giám hiệu và các đ/c giáo viên trong trường.
Đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hằng đại diện cho tổ Năng khiếu tự chọn đã trình bày các nội dung của môn Âm nhạc 3 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của tác giả đồng chủ biên bộ sách - nhạc sĩ Hoàng Long (cùng nhiều tác giả khác). Nội dung buổi tập huấn như sau:
1. Quan điểm biên soạn bộ sách:
- Bám sát nội dung yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc và thông tư 33. Kế thừa ưu điểm của chương trình Âm nhạc 2006
- Sách được thiết kế theo chủ đề
- Các hoạt động được thiết kế đảm bảo đặc trưng của môn học
- Tích hợp với nội môn và liên môn trong các mạch nội dung và các hoạt động
- Đảm bảo tính mở và linh hoạt
- Đảm bảo sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp
2. Điểm mới của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống môn Âm nhạc lớp 3:
- Sách được thiết kế theo các hoạt động: Khởi động→ Kiến thức mới – luyện tập→ Vận dụng – Sáng tạo.
- Các hoạt động được thiết kế đa dạng
- Vận dụng – Sáng tạo sau mỗi chủ đề: học sinh được tạo cơ hội thể hiện khả năng bản thân, được sáng tạo theo cảm xúc cá nhân/ nhóm khi tham gia các hoạt động. Qua đó, học sinh thể hiện những hiểu biết, kinh nghiệm đã lĩnh hội được qua môn học và các môn liên quan. Từ đó thúc đấy phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Các chủ đề có sự nối tiếp với các chủ đề của lớp 1, lớp 2. Tên và mạch nội dung của chủ đề gắn với đặc trưng môn học, với sự kiện năm học và với vùng, miền văn hoá
- Các ngữ liệu được lựa chọn và trình bày trong SGK dễ hiểu, dễ sử dụng, tường minh.
- Các phương pháp, hình thức tổ chức HĐ đa dạng, phong phú, lôi cuốn được sự tham gia của HS.
- SGK kết hợp hài hoà giữa kênh hình và kênh chữ.
3. Cấu trúc cuốn sách :
- Sách gồm 8 chủ đề: Lễ hội âm thanh ( 4 tiết), Em yêu Tổ Quốc Việt Nam (4 tiết), Vui đến trường (4 tiết), Em yêu làn điệu dân ca ( 4 tiết), Đón xuân về (4 tiết), Đẹp mãi tuổi thơ ( 4 tiết), Âm nhạc nước ngoài ( 4 tiết), Vui đón hè (3 tiết)
- Cấu trúc mạch nội dung của các chủ đề: Thường thức âm nhạc/nghe nhạc, Hát, Đọc nhạc, Vận dụng sáng tạo
4. Thời lượng chương trình: 31 tiết/35 tuần
5. Cấu trúc bài học
Có 5 dạng bài:
- Hát (8 bài ): bài hát thiếu nhi, dân ca, bài hát nước ngoài.
- Đọc nhạc ( 4 bài ) : Đọc các nốt Đô1, rê, mi, pha, son, la, si, đô2 với hình tiết tấu đã học, hình nốt trắng, nốt đen, móc đơn, lặng đen
- Nghe nhạc (6 bài ): Nghe bài hát phù hợp với lứa tuổi, nghe nhạc không lời
- Nhạc cụ: nhạc cụ gõ và một số hình tiết tấu
- Thường thức âm nhạc: 2 câu chuyện giới thiệu 2 nhạc cụ
Trong buổi tập huấn, đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hằng lên tiết dạy minh hoạ môn Âm nhạc hội bài: "Con chim non" – dân ca Pháp.Tiết dạy được chuẩn bị kĩ lưỡng, sử dụng những phương pháp, kĩ thuật đặc trưng của môn học đã giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên và từ đó hình thành phát triển cho học sinh các năng lực - phẩm chất.
Sau đây là một số hình ảnh và video của buổi tập huấn: