Sáng thứ ba, ngày 02/08/2022, tập thể Hội đồng Sư phạm Trường Tiểu học Cát Bi đã triển khai tập huấn bồi dưỡng GV sử dụng SGK lớp 3 bộ Cánh Diều môn Đạo đức năm học 2022 - 2023. Ban giám hiệu và 100% giáo viên toàn trường tham dự tập huấn nghiêm túc với tinh thần cầu thị, nghiêm túc, trách nhiệm cao với mong muốn tích luỹ được nhiều nhất kiến thức, kĩ năng cần thiết để triển khai bộ sách đạt hiệu quả cao.
Tại buổi tập huấn, cô giáo Lưu Thị Ngọc Diệp – giáo viên khối 3 đã trình bày, chia sẻ nội dung cơ bản của môn Đạo đức, những điểm mới của cuốn sách so với SGK hiện hành.
Qua buổi tập huấn, chúng tôi nắm được một số đặc điểm sau:
1. Bộ sách gồm có:
- SGK, SGK điện tử, SGV, SGV điện tử (học 10.vn)
2. Quan điểm biên soạn:
Bước đầu hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực; yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học; trung thực; có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân.
3. Mục tiêu:
3.1. Nhằm đáp ứng mục tiêu góp phần hình thành, phát triển ở học sinh.
a. Các Phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
b. Các Năng lực chung:
+ NL tự chủ và tự học
+ NL giao tiếp và hợp tác
+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
c. Các Năng lực đặc thù:
+ NL điều chỉnh hành vi
+ NL phát triển bản thân
+ NL tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.
3.2. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
4. Những điểm mới của sách:
Các bài học trong sách giáo khoa Đạo đức 3 được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Với cách thiết kế như trên, các bài học trong sách Đạo đức 3 không cung cấp sẵn kiến thức cho HS, mà được thiết kế thành các hoạt động học tập, thông qua đó, với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, HS được trải nghiệm để tự khám phá, phát hiện, tự hình thành lên kiến thức bài học cho mình (Phần khám phá).
Nội dung các bài học trong SGK Đạo đức 3 tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Các bài học trong SGK Đạo đức 3 được thiết kế thành các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: Đọc câu chuyện, kể chuyện theo tranh, quan sát tranh; thảo luận; bày tỏ thái độ;… tạo điều kiện cho GV đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, xóa bỏ cách dạy thuyết lí, áp đặt học sinh. Thông qua các hoạt động học tập, HS được trực tiếp tham gia, là chủ thể của các hoạt động; HS sẽ hứng thú, tích cực, chủ động trong học tập, làm cho giờ học Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi động, hấp dẫn
Sách giáo khoa Đạo đức 3 quán triệt xuyên suốt tư tưởng của bộ sách giáo khoa Cánh Diều “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”.
Toàn bộ nội dung bài học đều được xây dựng từ thực tiễn cuộc sống; phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 3, phù hợp với xã hội Việt Nam hiện nay, với đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, với điều kiện của nhà trường. Đồng thời nội dung các bài học lại được thực hành, vận dụng trong cuộc sống, thông qua các các hoạt động Luyện tập và Vận dụng.
Các bài học trong sách thể hiện rõ yêu cầu tích hợp và phân hóa: Các bài học trong sách Đạo đức 3 thể hiện rõ yêu cầu tích hợp với nhiều môn học khác như: với môn Mĩ thuật, thông qua các hoạt động quan sát tranh; với môn Âm nhạc, thông qua các hoạt động hát hoặc nghe các bài hát ở phần Khởi động; với môn Tiếng Việt, thông qua các hoạt động đọc câu chuyện; với môn Lịch sử và Địa lí thông qua các câu chuyện về anh Kim Đồng hay giới thiệu ngắn gọn các địa danh như: Hồ Gươm, bến Nhà Rồng, với Hoạt động trải nghiệm thông qua nội dung các bài học.
Đồng thời, thông qua mỗi bài học sách Đạo đức 3 còn thể hiện được yêu cầu phân hóa theo trình độ của học sinh và phân hóa theo vùng miền. Thông qua hệ thống câu hỏi phong phú nhất, Đạo đức 3 Cánh Diều có các câu hỏi, bài tập trung bình cho HS mọi miền đất nước; có các bài tập nâng cao cho HS khá giỏi.
Các bài học trong sách thể hiện tính đa dạng vùng miền, không mang định kiến giới, định kiến dân tộc. SGK Đạo đức 3 luôn quán triệt quan điểm không định kiến vùng miền, giới, dân tộc:
- Có hình ảnh, câu chuyện miền Bắc, miền Trung, miền Nam, miền núi, biên giới, hải đảo, đồng bằng, thành phố.
- Các hình ảnh trong sách cũng có hình ảnh người kinh và hình ảnh người dân tộc ít người.
Các bài học trong sách thể hiện được yêu cầu về đổi mới đánh giá: Nội dung các câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học trong sách Đạo đức 3 được thiết kế theo hướng mở, phù hợp với định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh, cũng như đánh giá được kết quả giáo dục với các mức độ khác nhau; đồng thời giúp GV trong đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình.
5. Thời lượng chương trình:
Tổng số tiết: 35, được thiết kế cho 35 tuần.
-Mỗi tuần 1 tiết.
-Trong đó:
+ Đánh giá: 10% (4 tiết: ôn tập, đánh giá);
+ Các bài học: 31 tiết gồm
* Giáo dục đạo đức = 55% (18 tiết)
* Giáo dục kĩ năng sống = 25% (9 tiết)
* Giáo dục pháp luật = 10 %(4 tiết)
6. Cấu trúc SGK:
+ Giáo dục đạo đức 55% gồm bài 1 đến bài 6: Em khám phá đất nước Việt Nam; Em yêu Tổ quốc Việt Nam; Em quan tâm hàng xóm láng giềng; Em ham học hỏi; Em giữ lời hứa; Em tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
+ Giáo dục kĩ năng sống 25% gồm bài 7,8, 9, 10: Em khám phá bản thân; Em hoàn thiện bản thân; Em nhận biết những bất hoà với bạn; Em xử lí bất hoà với bạn.
+ Giáo dục pháp luật 10% gồm bài 11, 12: Em nhận biết quy tắc an toàn giao thông; Em tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.
+ Ôn tập, kiểm tra đánh giá 10%
7. Cấu trúc bài học:
Các bài học trong sách giáo khoa Đạo đức 3 được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Sách có Cấu trúc thống nhất gồm 4 phần: Khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng.
8. Phương pháp dạy học môn Đạo đức:
Một số PPDH ưu thế của môn Đạo đức phát triển NL, PC HS
- PPDH hợp tác: Cả 4 mạch HĐ (ưu tiên KP, LT)
- PPDH trò chơi: Cả 4 mạch HĐ (ưu tiên KĐ, KP, LT)
- PPDH bằng thực hành: Sử dụng cho mạch vận dụng
- PP trực quan: ưu tiên KP, LT
- PP sắm vai: ưu tiên cho LT và VD
Những nội dung chính của bộ sách Đạo đức
đã được đ/c chuyển tải một cách ngắn gọn
Với bài dạy “Em giữ lời hứa” (Tiết 2) , Cô giáo mang đến không khí học tập sôi nổi qua rất nhiều hoạt động trong tiết học cùng phương pháp sáng tạo, linh hoạt.
Qua màn khởi động cùng trò chơi “Phóng viên”, các bạn học sinh hứng thú chia sẻ bài
Các bạn thể hiện tình huống bằng những cách rất riêng; không chỉ qua lời nói, ánh mắt mà qua hành động cụ thể.
Có rất nhiều hình thức báo cáo kết quả thảo luận sinh động, mang tính thẩm mĩ cao
Buổi tập huấn sách giáo khoa môn Đạo đức đã mang lại cho giáo viên chúng tôi những kiến thức bổ ích, những phương pháp dạy học sáng tạo, những hình thức phong phú, linh hoạt góp phần phát triển năng lực cho HS.